Có lẽ 1 cuốn sách hay chưa phải là tất cả những yếu tố cần thiết để cho một người yêu thích nó.
Tôi đã nghe ko biết bao nhiêu người ca ngợi "Trăm năm cô đơn", biết nó là cuốn tiểu thuyết được trao giả Nobel cùng với "Tình yêu thời thổ tả", biết nó được liệt kê vào danh sách những cuốn truyện nên đọc nhất của đời người, nhưng bản thân tôi ko thể nào theo dõi được nó (dù đã hơn 1 lần cố gắng). Có lẽ nó vẫn chưa phải là cuốn sách dành cho tôi lúc này.
Cũng như lúc tôi nói với bạn mình, rằng tôi thích "Cô đơn vào đời" vậy, thì tôi luôn tin chắc rằng tôi chỉ thích nó lúc này thôi. Có lẽ 5 hay 10 năm nữa đọc lại, tôi sẽ chỉ thấy nó là 1 tác phẩm văn học mạng tầm thường, nhưng ngay lúc đọc xong, tôi lại như thấy 1 phần mình trong đó.
Dông dài quá, tóm lại là tôi thích những tác phẩm có sự đồng điệu về tâm hồn. Vì thế nên tôi mới lại càng thích "Bắt trẻ đồng xanh" hơn. Nói thực ko phải ngoa, nhưng cảm thấy cuốn sách đó như viết cho tôi và về tôi vậy. Tất cả bối cảnh ấy, tâm trạng ấy, suy nghĩ và hành động ấy, tôi ko còn phân biệt được, đâu là của mình và đâu là của Holden. Ko phải chỉ là sự đồng cảm, càng ko phải chỉ là thấy 1 phần mình trong đó. Cảm nhận đó là chính mình, cái cảm giác đó tuyệt hơn gấp nhiều lần.
Holden sống trong một cuộc sống đầy rẫy sự giả dối, giáo điều, nhạt toẹt và rỗng tuếch, nơi cậu thấy bản thân mình lạc lõng. Cũng phải thôi, khi tất cả mọi thứ đều bất bình thường và bạn là người duy nhất bình thường, thì chính lúc đó bạn mới là kẻ bất bình thường nhất. Kẻ bình thường trong một xã hội bất thường, cũng giống như kẻ bất thường trong một xã hội bình thường. Về cơ bản, đều lạc lõng và cô đơn.
Thi trượt bốn trên tổng số năm môn, ko muốn học vì chán tận cổ việc nhồi nhét vào đầu những điều mình ko thích, Holden (tôi ko thích dùng từ cậu bé để chỉ cậu ấy, vì suy nghĩ của cậu ấy chẳng hề bé chút nào) đã bỏ về nhà ở New York trước ngày bị đuổi học. Ko, cậu ấy ko bỏ đi vì muốn làm mình làm mẩy, để bố mẹ phải lo lắng và ko trách cứ mình. Cậu ấy bỏ đi chỉ vì cậu ấy ko chịu nổi cuộc sống ở đó nữa, thực lòng ko chịu nổi. Mà cậu thì ko thể về nhà lúc đấy. Vì cậu sợ bố mẹ buồn.
Tôi hiểu cảm giác đó rõ ràng hơn ai hết. Tôi sợ cảm giác làm gia đình mình thất vọng kinh khủng, nhưng bản thân ko thể cố gắng làm những điều tôi ko thích được.
Và trong 4 ngày đó, tôi nhìn thấy được những băn khoăn chán nản của Holden về xã hội và cuộc đời, sự hồ nghi về chính bản thân mình và cả phần nổi loạn của tuổi trẻ. Nhưng nếu chỉ có thể, thì việc cuốn sách được xếp vào những cuốn sách cần xem xét lại giá trị đạo đức nhất quả thật ko sai. "Bắt trẻ đồng xanh" hay ở chỗ, nó nhen nhóm lên một khao khát trong mỗi người: sống đúng với bản thân và đi theo ước mơ của tuổi trẻ - của chính mình.
Ko dưới 1 lần Holden nhận mình là kẻ “ko bình thường“. Cậu ấy muốn bỏ rơi tất cả, đi làm 1 người bơm xăng, sống trong 1 túp lều ven đường, giả câm điếc để ko phải nói chuyện với ai, và sẽ cưới 1 ng câm làm vợ. Rồi hai người sẽ có những đứa con kháu khỉnh, cùng nhau dạy dỗ chúng. Hạnh phúc kiểu đó thực lòng quá đơn giản. Nhưng đó ko phải là tất cả những gì mỗi người chúng ta khát khao hay sao. Hồi nhỏ, ai cũng ước mình có 1 cuộc sống hạnh phúc, lớn lên rồi lại muốn “tiền bạc” rồi “thành đạt”. Thực lòng thì phải thành đạt đến đâu và có bao nhiêu tiền, người ta mới biết đó ko phải là thước đo của hạnh phúc?
Cậu ấy có 1 ước mơ kì lạ, được làm người bắt trẻ đồng xanh. Nhưng, những ước mơ ko bao h là điều ngớ ngẩn. Ai cũng vậy, đều mơ ước có 1 cánh đồng xanh cho chính mình. Chỉ là người ta ko bao giờ thừa nhận.
Ko phải là 1 quyển truyện chuẩn mực và khuôn thước, có lẽ nếu đọc nó quá sớm sẽ hình thành những tính cách ko tốt trong người xem.
Nhưng lúc nào là sớm và lúc nào là đúng lúc?
Bất cứ lúc nào bạn khát khao được sống đúng với bản thân mình, bất cứ lúc nào bạn khao khát tìm lại 1 cánh đồng xanh nơi thả vào đó những ước mơ, tự do và bay nhảy của tuổi trẻ, thì đấy là lúc bạn nên tìm đọc "Bắt trẻ đồng xanh".
Link download: Click here. (.pdf file)
Labels: • sách ღ
Friday, December 05, 2008 1:43 PM written by Koten [top?] 0 comments
